Thuộc địa bàn Thôn Quang Trung - xã Cẩm Duệ - huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà Tĩnh. Tháp Am là một công trình kiến trúc Nghệ thuật nằm trên một dòi đất cao của Sông Ngàn Mọ hay còn gọi là Rào cái thuộc Địa phận Thôn Quang Trung - Xã Cẩm Duệ.
Am tháp là nơi an nghỉ của Lê Am và Lê Mậu Tài, là hai nhân vật có công phò vua giúp nước. Vì công lao đóng góp của Họ cho triều đình nên Lê Am được vua ban đặc ân chọn sinh phần (Chọn đất để an táng khi còn sống). Lê Am đã chọn dòi đất cao gần Sông Ngàn Mọ - Con sông mạch nguồn đã bồi đắp cho cuộc sống của dân Làng Mỹ Duệ, quê hương và là nơi dòng họ Hồ mai danh ẩn tích đổi thành họ Lê đã sinh thành và nuôi dưỡng ông. Với những đóng góp lớn như vậy ông còn đựơc nhà vua phong là “Thần tổ tiền đô thái giám kiêm tam giáo huyền quan, Bản hữu Lê tướng công triên cơ thận đức, anh tranh hiển ứng Đại vương, trước gia tăng đoan túc trung đẳng thần” và phong cho ông là Phúc thần đương cảnh thành hoàng làng Phương Cai. Lê Mậu Tài em trai của ông Cũng là một người có công với triều đình được phong đến chức Võ huynh tướng quân, Nguyên sung Đại thần tiên đô thái giám lúc ông mất linh cữu của ông cũng được đưa về chôn ở Am Tháp, mộ ông nằm ngay phía trước bên phải cổng ra vào Am Tháp.
Nói đến Tháp là nói đến kiến trúc đầu tiên và là chủ thể của loại hình kiến trúc phật giáo, đối với Tháp đá Cẩm Duệ Nhà vua cho xây dựng tháp trên khu mộ của những người có công lao vừa có ý nghĩa Nguyên khởi là tưởng niệm đức phật của Phật giáo, vừa có ý nghĩa tưởng niệm con người trung nghĩa có công với nước, với vua. Vì vậy Tháp đá là một cứ liệu để nghiên cứu về lịch sử tôn giáo Việt nam. Bên Cạnh đó Tháp đá còn có giá trị về mặt Nghệ thuật trong việc nghiên cứu các đề án kiến trúc bằng đá còn lại hiếm hoi của thế kỷ XVI.
Với những giá trị về mặt văn hoá, lịch sử, khoa học nghệ thuật độc đáo việc bảo tồn và phát huy công trình kiến trúc nghệ thuật từ thời Lê Trung Hưng là một điều rất cần thiết đối với lịch sử của dân tộc Việt Nam, năm 2006 Tháp đá được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.