Cẩm Duệ thuộc vùng bán sơn địa gồm Quy Vinh, Thượng Triều, Phương Phong, Như Xuân. Nằm ở phía Tây Bắc huyện Cẩm Xuyên, cách trung tâm huyện Cẩm Xuyên 7 km. Phía Nam giáp xã Cẩm Mỹ, phía Tây giáp xã Cẩm Thạch, Phía Bắc giáp xã Cẩm Thành và phía Đông giáp xã Cẩm Quan. Là xã thuần nông dưới hạ lưu Kẻ Gỗ, có diện tích tự nhiên: 1.271.27 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 721.67 ha, chiếm 56,77% (đất hai lúa: 463.45 ha; đất lúa màu: 72,97 ha, đất lâm nghiệp: 185.25 ha), đất phi nông nghiệp: 549.6 ha (gồm đất xây dựng các công trình công cộng, đất ở). Dân số 8.130 nhân khẩu, với 1.950 hộ. Đảng bộ có 524 đảng viên, sinh hoạt trên 19 chi bộ (trong đó có 12 chi bộ thôn xóm, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế và 1 chi bộ công an xã, 1 chi bộ Quân sự, 1 chi bộ Quỹ Tín dụng). 
      Cẩm Duệ có rặng núi Ngụ Sự, Đỉnh Trương chạy dài môt phía theo huóng Ðông Nam Tây Bác kéo qua Cẩm Quan ngược lên Cẩm Mỹ tạo thành bức dậu che bớt gió Lào khắc nghiệt về mùa hè, hạn chế xói mòn khi mưa to, gió lớn nuớc từ Len, Buởi,Trầu Cời, Đá Bạc đổ về.
Rừng truớc đây có các lọai gỗ quý nhu: gỗ lim, gô táu, trín... các loại mây,giang, lá nón giúp nguòi dân thêm việc làm khi nhàn rỗi; rừng còn có các loai thú,các loai chim muông nhu: voi, hổ, lon rùng,bò tót,nai,mang...
Cẩm Duệ là xã thuần nông người dân một nắng hai sương, bán mình nơi đồng ruộng, nói là làm ruộng, nhưng ruộng đất phần lớn nhà giàu chiếm đoạt, nhiều người xong mùa đã hết lúa, treo hái là “treo niêu” phải lên rừng hái củi, đốt than hoǎc đan rổ, chằm toi, một số ít chạy theo buôn thúng bán mẹt... quanh năm đầu tắt mặt tối để kiếm sống và nạp thuế nạp sưu. Phần lớn, người dân thiếu ruông làm, phải đi cày thuê cuốc muón, cày ruộng re cua đia chú, tô túc nǎng nê. Ðúng là “sống hôm nay chẳng biết có ngày mai” sản xuất trong xǎ bao dòi nay vẫn là độc canh, lạc hậu, sản lượng hàng nǎm không quá 10 ta/ha.
Nhân dân xã Cẩm Duệ, với truyền thống hiếu học,yêu nước, cǎm ghét cuờng quyền, với đức tính cần cù, chung thủy, vị tha, mang nặng tình thương yêu giai cấp, thiết tha với độc lập tự do. Truyền thống đó được biểu hiện qua các thời kỳ, lúc khó khǎn hiểm nghèo, đuợc ghi lại bằng những con nguời cụ thể.
Ông Võ Phương Trứ người làng Phương Phong đậu giải Nguyên thời nhà Nguyễn đã cùng nhân dân nón cời tơi rách ra tỉnh lỵ đấu tranh chống thuế năm 1908. Ông Duơng Tào, tức là Đô đốc Tào con cháu của họ Duơng người làng Đoài, một tướng tài của Tây Sơn, có công dẹp loạn Nguyễn Tiến Lãm, án ngự bảo vệ tuyến phòng thủ Ðèo Ngang, là Quân Hoan phụ  tá của Phó tuớng Duơng Xuân Dự, chỉ huy đạo Cần Vương của Phan Đình Phùng trên đất Cẩm Xuyên.Các đồng chí Lê Long, Dương Dường, Trương Quốc Tiến, Kiều Búp, những đảng viên đầu tiên của quê nhà từ những nǎm 1930-1931, dù tù dày chém giết, đốt phá, kẻ thù không sao khuất phục được tấm lòng dũng cảm kiên cường theo Đảng của họ,các đồng chí đó mãi mãi sống trong lòng các thế hệ nhân dân xã Mỹ Duệ.
Về văn có Cử Suyền đậu cử nhân nǎm Mậu Thìn (1868) Cử Tốn đậu cử nhân năm Kỷ Mão (1879) tương đương với Đại học ngày nay. Bài thơ mừng Cử Suyền có đọan ghi...
Ðầu Xuân tết Mậu Thìn,
Có tân khoa tỉnh Nghệ,
Có thi trường tỉnh Nghệ
Và bảng đệ tam treo  
Người xúm xít nhìn lên,
 Mỹ Duệ được thầy Suyền,
Đậu tân khoa nhít cử,
Đậu tam trường nhít cử
Trên đất Cẩm Duệ, có nhiều đền chùa ,miếu mạo, Quy Vinh có đền Giang Kênh, đền Làng Đai, đền Hai Làng, làng Đông, làng Đoài; Triều Thượng có đền Đại Tiều, tháp đá họ Lê, chùa Thuợng Đẳng; Phương Phong có đền Vực Tuần, đên Phong Đông.
Ðình chọ Vực nằm giữa vùng trung thị làng Quy Vinh. Sau khi được dân làng giúp đỡ ông Dương Tào cho xây dựng lại đình năm Quý Dậu (1886). Đình to cao lộng lãy, năm gian sừng sững toàn gỗ Lim, kiến trúc tinh vi, tường vôi mái lợp ngói vảy cá, hai đầu hồi có cửa tò vò, Phượng múa, Rồng bay. Sau đình, buớc qua sân rộng là tòa Thượng Điện. Trong Thượng Ðiện có Hương án, Long Ngai, Tàn Vàng, Quạt tía, có Hoành phi, Bức liễu, Kiệu Rồng, Trống sơn... về chạm trổ bài thơ đình chợ Vực có đoạn ghi.. “Kẻ chạm con cá gáy, đuôi cá hóa ra rồng, kẻ chạm ra hòn rú, người chạm bức hòn Lèn, kẻ chạm bức hoa sen, người chạm con rùa vàng” ẩn đá, kẻ chạm con Long mã, người chạm Hạc chầu vua;chạm con Cuông cũng lịch ,chạm con Hạc cũng xinh, chạm bốn phía tứ linh. Giải hổng tâm phất phuởng, giải hồng đào phất phuởng.
Nhìn chung các ngôi chùa, đền của Cẩm Duệ ngôi nào cũng đẹp, hiện đã có năm ngôi đuợc ghi vào danh lam văn hóa tỉnh Hà Tĩnh. Ðó là Am tháp đá họ Lê,chùa Thượng Ðẳng, Đình làng Ðoài, đền Hợp Tự, đình chợ Vực.
Đến nay có di tích lich sử Tháp đá họ Lê được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhân là “Di sån vǎn hóa Cấp Quốc gia”. Khu mộ Võ Phương Trứ được công nhận là “Khu di tích cấp tỉnh” .
Cẩm Duệ có các nếp đất, cây Đa cổ thụ như. cây đa Cồn Bụt, cây đa Bàu Xàn,cây Nhấp Nhe, cây đa Vực Vạn... đã đi vào lịch sứ xã nhà gắn với các thời kỳ đấu tranh cách mạng của Đảng bộ.
Nhân dân Cẩm Duệ sẵn có truyền thống yêu nước, giàu tinh thần cách mạng đã nhiều phen vùng lên, nay chỉ cần có một Đảng cách mạng chân chính dẫn duòng, họ sẽ cùng nhau vùng lên quât ngã ké thùgiành lấy độc lập, tự do.
Các hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian xưa của người dân Cẩm Duệ khá đa dạng. Các hình thức vui chơi, giải trí như hát ví, hát phường vải, hát dặm, đối đáp, chơi cờ thẻ, cờ người, bơi thuyền, thả diều sáo... thường được tổ chức vào các ngày tế lễ trong năm, hết sức đông vui, nhộn nhịp.
Trải qua hàng chục năm đấu tranh gian khổ, dũng cảm hy sinh trên mãnh đất Cẩm Duệ nghèo nàn, nhưng giàu lòng yêu nước, đầy ý chí kiên cường bất khuất. Chi bộ Mỹ Duệ ra đời sớm nay là Đảng bộ Cẩm Duệ, Cho dù phải hy sinh gian khổ, bị bắn giết, giam cầm , nhà cửa bị đốt cháy, gia dình tan nát, các chiến sỹ Cộng sản và quần chúng cách mạng của xã nhà vẫn giữ vững chí khí kiên cuờng bất khuất, lớp trước ngã, lớp sau tiếp, một lòng theo Ðảng, thà hy sinh tất cả chứ không tù bỏ lý tưởng cộng sản.
Nhìn lại chǎng đường đã qua, khi đất nước đau thương tủi nhục, sống trong đêm dài nô lệ , 4 đồng chí Cộng sản đầu tiên của Mỹ Duệ: Trương Quốc Tiến, Kiêu Búp đã chịu đầu rơi máu chảy; Lê Long, Dương Ðường cùng nhiều Hội viên Nông hội đỏ đã phải tù đày sống nơi ngục tù khắc nghiệt vẫn một lòng theo Ðảng. Đến Cách mạng tháng 8 nǎm 1945, nuớc Viet Nam dân chủ công hòa ra đời, Chi bộ Đảng Mỹ Duệ được phục hồi và đã lãnh đạo nhân dân cùng cả nuớc theo Đảng suốt cuộc hành trình đánh Pháp, đuổi Mỹ đầy gian khổ, đầy thử thách, cùng nhân dân cả nước duới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Viêt Nam giành thắng lợi trọn vẹn, thu giang sơn về một mối, môt nước Việt Nam độc lập thống nhất, cả nước cùng đi lên xã hội chủ nghĩa ra đời sau chiến dịch Hồ Chí Minh lich sử 30-4-1975.
Thắng lợi cúa Cách mang Việt Nam, có phần dóng góp của Ðảng bô và nhân dân Cẩm Duệ. Con số trên 161 liệt sỹ, 15 bà mẹ Viêt Nam anh hùng, 147 thuơng binh các loại, 4 lão thành Cách mạng, 9 tiền khởi nghĩa, với 675 người được tặng thưởng 787 bằng trong đó 10 gia đình có công kháng chiến, cùng với hàng ngàn con em Cẩm Duệ có mặt trong Quân đội nhân dân Việt Nam, thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến và biết bao công sức, tiền của dành cho kháng chiến đã chứng minh điều đó.
Cán bộ và nhân dân xã Cẩm Duệ luôn hướng về phía trước, đoàn kết một lòng, ghi tiếp vào trang sử hào hùng của dân tộc; hoàn thành thắng lợi công cuộc xây dựng CHXH với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chú, vǎn minh.
            Với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, với sự đồng sức đồng lòng của cán bộ và nhân dân, năm 2018 Cẩm Duệ về đích xã Nông thôn mới, năm 2022 về đích xã Nông thôn mới nâng cao,  Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã khóa XXXV nhiệm kỳ 2020 – 2025 phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống về tinh thần và vật chất cho người dân, xây dựng Cẩm Duệ trở thành miền quê tựu hào đáng sống./.



Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục
Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 121.695
Trong năm: 20.560
Trong tháng: 17.556
Trong tuần: 5.317
Trong ngày: 25
Online: 12